Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017
Vào thế kỷ 19, gốm sứ Mashiko-yaki đã trở thành một vật phẩm đại diện cho xứ sở Phù Tang, nhắc tới Nhật Bản người ta sẽ nghĩ đến “Mashiko-yaki”.
Mashiko là một thị trấn nông thôn ở Tochigi, khoảng 3 giờ đi tàu từ Tokyo, và nơi đây có khoảng 380 lò nung và 50 cửa hàng gốm sứ, có rất nhiều phòng trưng bày và quán cafe theo phong cách cổ xưa, hấp dẫn nhất là chùa 3 tầng Saimyoji.
Nếu muốn biết Mashiko-yaki là gì thì bạn hãy đến thăm viện bảo tàng Mashiko Sankokan, bạn có thể nhìn thấy một bộ sưu tập đồ gốm, các tác phẩm sơn mài từ khắp nơi trên thế giới.
Những tác phẩm đã được mài giũa bởi bàn tay điệu nghệ của các thợ gốm Nhật Shoji Hamada, nhóm người đã di cư đến thị trấn Mashiko vào năm 1924 và cống hiến cuộc đời mình cho sự tồn tại và phát triển của nghệ thuật gốm sứ truyền thống này.
Điều thú vị là ở một số nơi du khách có thể tự tay làm những chiếc gốm sứ, tự vẽ và nặn thành một tác phẩm của riêng mình.
Không những người Nhật đam mê nghệ thuật truyền thống này, nước ta thường xuyên tổ chức những buổi triễn lãm quy mô lớn, giới thiệu đến bà con các đặc điểm tinh túy có trong từng sản phẩm kiệt tác tại xứ sở Phù Tang.
Những người yêu gốm sứ Việt có dịp được ngắm vẻ đẹp của gốm sứ Nhật Bản ở 7 vùng sản xuất chính là.
Sento và Mino, gốm Arita và Karatsu, Hagi, Tokyo và Mashik.
Vùng Tokyo và Tamba, Bizen, Kutani và Kanazawa.
Trong triển lãm “Gốm Sứ Nhật Bản: Thế hệ trở mình từ những lò nung truyền thống” vừa diễn ra tại Nhà Triển lãm 92, Lê Thánh Tôn, quận 1, Tp. Hồ CHí Minh.
Triển lãm do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tổ chức. Phần lớn các tác phẩm lần này là những chiếc bình với nhiều hình dáng từ thô sơ, cổ điển đến hiện đại của 35 nghệ nhân gốm sứ Nhật Bản.
Bộ ấm trà tráng men trang trí dát vàng của nghệ nhân KAWAGUCHI Jun.
Bát sứ với họa tiết lá phong màu đen và xanh của nghệ nhân IMAIZUMI Imaemon đời thứ 14.
Bộ bát đĩa với họa tiết trang trí độc đáo của nghệ nhân ICHINO Genwa.
Bình với họa tiết đường thẳng của nghệ nhân ICHONO Masahiko.
Tác phẩm gốm “Âm thanh của gió” của nghệ nhân ICHONO Masahiko.
Lọ hoa với những đường kẻ uốn lượn đối xứng của nghệ nhân SHIMIZU Ichiji.
Lọ gốm được tráng men xanh với họa tiết gợn sóng của nghệ nhân MIYANISHI Atsushi.
Bát gốm men xanh với họa tiết đường cánh hoa của nghệ nhân MIYANISHI Atsushi.
Chén gốm tráng men Ohi của nghệ nhân OHI Toshio.
Lọ hoa của nghệ nhân KAWAKAMI Tomoko.
Lọ tráng men theo từng lớp mỏng của nghệ nhân NAGAE Shigekazu.
Chiếc bình lớn với lớp tráng men họa tiết cây nho akebia của nghệ nhân HIROSE Yoshiyuki.
Bát gốm không tráng men với dáng thoải của nghệ nhân MISAKI Mitsukuni.
Bình lớn với lớp tráng men và họa tiết hoa mộc lan của nghệ nhân TOYOFUKU Makoto.
Đĩa lớn hình phiến lá màu ngọc bích của nghệ nhân URAGUCHI Masayuki.
Ảnh tham khảo từ nguồn: http://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/chiem-nguong-ve-dep-gom-su-nhat-ban/263817.html
Các nghệ nhân làm gốm ở Nhật Bản ngày nay đã thừa hưởng kỹ thuật truyền thống để làm ra các tác phẩm với kỹ thuật nung và cách tráng men mới được đúc kết từ những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì thế, các tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm rất độc đáo, lạ mắt và có tính thẩm mỹ từ họa tiết, hình dáng, màu sắc…
Các nghệ nhân làm gốm ở Nhật Bản ngày nay đã thừa hưởng kỹ thuật truyền thống để làm ra các tác phẩm với kỹ thuật nung và cách tráng men mới được đúc kết từ những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì thế, các tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm rất độc đáo, lạ mắt và có tính thẩm mỹ từ họa tiết, hình dáng, màu sắc…
Nếu có dịp được thấy một sản phẩm gốm sứ Mashiko-yaki bạn hãy mua về làm quà cho gia đình hoặc sưu tầm nhiều mẫu mới lạ thành một bộ sưu tập độc nhất vô nhị nhé!